Melody Marks

Ngày 2/11, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt quy hoạch TP Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến so xo

【so xo】Trung tâm Đà Nẵng sẽ phát triển theo mô hình đô thị nén

Ngày 2/11,âmĐàNẵngsẽpháttriểntheomôhìnhđôthịnéso xo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt quy hoạch TP Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền của Đà Nẵng với 6 quận, 2 huyện, diện tích tự nhiên 1.284,88 km2 và vùng biển gồm quần đảo Hoàng Sa.

Theo quy hoạch, khu vực trung tâm gồm sáu quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ được định hướng phát triển theo mô hình đô thị nén, giảm mật độ xây dựng tại lõi đô thị hiện hữu, nâng cao hệ số sử dụng đất, bổ sung tiện ích và tích hợp hệ thống giao thông công cộng.

Khu vực trung tâm sẽ được xây dựng hệ thống không gian ngầm tại các công trình công cộng, nhà cao tầng, nút giao trọng điểm, nhà ga, tuyến đường sắt đô thị, kết nối với bãi đỗ xe và hầm giao thông để tạo thành không gian ngầm hoàn chỉnh, đa năng.

Giải pháp đô thị nén, chú trọng hệ thống ngầm nhằm giải quyết quỹ đất hạn hẹp, thêm không gian công cộng cho Đà Nẵng, đã được nhiều chuyên gia hiến kế từ 4 năm trước. Đây là xu hướng phát triển đô thị chung trên thế giới khi tài nguyên đất có hạn.

Đô thị nén không chỉ tập trung phát triển theo chiều dọc, chiều cao, chiều sâu để bù đắp chiều rộng mà còn giải quyết đồng bộ cả vấn đề giao thông, năng lượng, làm việc, tiện nghi. Mô hình này cần có giao thông công cộng để giảm xe cá nhân mà vẫn đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Một góc đô thị hiện hữu hai bên sông Hàn. Ảnh: Nguyễn Đông

Một góc đô thị hiện hữu hai bên sông Hàn. Ảnh: Nguyễn Đông

Theo quy hoạch, đô thị Đà Nẵng sẽ hình thành các công trình kiến trúc mang phong cách hiện đại, ưu tiên phát triển không gian, công trình, dịch vụ công cộng, tạo sức hấp dẫn về một khu trung tâm kinh doanh thương mại (central business district) hiện đại, chất lượng sống cao, thân thiện và đáng sống.

Đà Nẵng sẽ phát triển khu đô thị mới về phía tây và tây bắc. Đến năm 2030, khu vực đô thị hóa được xác định tại 9 xã của huyện Hòa Vang, gồm: Hòa Khương, Hòa Phước, Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Liên, Hòa Sơn và một phần xã Hòa Ninh, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 90%. Trung tâm huyện Hòa Vang sẽ có khu đô thị hơn 200 ha.

Về giao thông, thành phố sẽ xây dựng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Thạnh Mỹ - Ngọc Hồi - Bờ Y (Kon Tum), kết nối với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi hiện hữu; nâng cấp cao tốc La Sơn - Túy Loan; quốc lộ 14B đi qua Đà Nẵng (khoảng 8 km) đạt quy mô trục đường chính đô thị 6 làn xe. Thành phố sẽ xây dựng các nút giao khác mức kết nối tuyến đường quốc gia vào hệ thống giao thông đô thị.

Tuyến vành đai phía Tây 1 được tính toán xây mới, vị trí nằm giữa vành đai phía Tây và cao tốc hiện nay. Thành phố sẽ nghiên cứu quy hoạch và xây dựng hầm chui xuyên qua sân bay kết nối khu dân cư phía tây với khu biển phía đông; làm đường kết nối cảng Liên Chiểu đến đường tránh nam hầm Hải Vân, đường từ KCN Hòa Khánh đến ga đường sắt mới để tạo thành trục kết nối đông - tây.

Tại khu vực trung tâm, tuyến đường Lê Duẩn sẽ kết nối với đường Đống Đa; đường Hoàng Hoa Thám sẽ thông ra đường biển Nguyễn Tất Thành, ga đường sắt tại đường Hoàng Hoa Thám giao Hải Phòng sau khi xây dựng nhà ga mới sẽ phát triển thành đầu mối trung tâm vận chuyển hành khách công cộng. Thành phố sẽ xây công trình qua sông Hàn (trước đây tính toán làm hầm chui) kết nối từ đường Đống Đa - Trần Phú sang đường Vân Đồn - Trần Hưng Đạo.

Các quy hoạch về đường sắt, hàng không, cảng biển cơ bản như Điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, được Thủ tướng phê duyệt ngày 16/3/2021. Trong đó, sân bay sẽ được nâng cấp, mở rộng khu hàng không dân dụng, sân đỗ để nâng công suất lên 25 triệu hành khách vào năm 2030; cảng hàng hóa Liên Chiểu đạt công suất 50 triệu tấn vào năm 2050.

Một khu đô thị với các căn biệt thự ven sông, căn hộ chung cư cao tầng ở quận Sơn Trà. Ảnh: Nguyễn Đông

Một khu đô thị với các căn biệt thự ven sông, căn hộ chung cư cao tầng ở quận Sơn Trà. Ảnh: Nguyễn Đông

Đà Nẵng sẽ tập trung phát triển kinh tế theo ba trụ cột, gồm du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng và trung tâm tổ chức sự kiện quốc tế gắn với yếu tố văn hóa; kinh tế tri thức với công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo khởi nghiệp và công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; trung tâm dịch vụ chất lượng cao với cảng biển, cảng hàng không gắn với dịch vụ logistic và trung tâm tài chính quốc tế quy mô khu vực.

Trung tâm cảng biển và dịch vụ logistics sẽ tập trung ở phía tây bắc vịnh Đà Nẵng, gắn với cảng biển Liên Chiểu và ga trung tâm logistics đường sắt. Khu logistics và ga hàng hóa phía tây sân bay gắn với cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, các khu logistics phía tây đường tránh Nam Hải Vân tại quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang.

Đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng đạt 9,5-10%/năm và phấn đấu đạt 12%/năm. Dịch vụ - du lịch tiếp tục là mũi nhọn với mục tiêu chiếm khoảng 61-62% trong cơ cấu nền kinh tế. Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người theo giá hiện hành khoảng 8.000-8.500 USD, năm 2022 gần 4.200 USD.

Đà Nẵng là một trong 12 tỉnh, thành có tỷ lệ đô thị hóa và dân số đô thị cao nhất cả nước. Người dân sống tập trung ở trung tâm thành phố, mật độ năm 2022 là 883 người/km2. Dân số hiện là 1,13 triệu, dự báo đến 2030 khoảng 1,56 triệu.

Nguyễn Đông

Nguyễn Đông

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap